
Việc sử dụng máy in phun để in ảnh hiện nay đã trở nên phổ biến. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người dùng không hiểu rõ về tên gọi và công dụng của các loại giấy in ảnh dành riêng cho máy in phun. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin khái quát sơ về các loại giấy thông dụng trên thị trường hiện nay, giúp người dùng hình dung ra phần nào đặc điểm của từng loại, để có thể sử dụng cho đúng yêu cầu của mình.
(Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến Giấy in ảnh cao cấp chính hãng, vì chúng hội đủ điều kiện đáp ứng cho một bản in ảnh tiêu chuẩn mà Bạn cần có).
Có nhiều loại giấy in ảnh dành cho máy in phun mực (Inkjet Printer):
- GLOSS: Gồm nhiều tên gọi thương phẩm như Photo Glossy Paper, Premium Photo Glossy Paper…Đặc điểm có bề mặt giấy láng bóng, phản xạ ánh sáng cao.
- SATIN: Còn gọi là SEMIGLOSS hoặc PEARL có bề mặt tạo cảm giác mịn màng, óng ả và mềm mịn như lụa. Nó nằm ở phân khúc giữa giấy GLOSS và MATT.
- MATTE: Bề mặt mờ, hoàn toàn phẳng. Không có chút cảm giác óng ánh hay phản quang.
- TRANDITIONAL: Chất lượng cao nhất trong dòng giấy in ảnh Epson. Sản phẩm cao cấp này nhắm đến yêu cầu khắt khe của giới Mỹ thuật hơn cả. Bề mặt bản in cho ta cảm giác gần với giấy in ảnh truyền thống được làm ra trong phòng tối thời in ảnh trắng đen.
PHOTO GLOSSY PAPER
Ảnh in ra có độ bóng và chói sáng cao. Bản in tạo cảm giác màu sắc đầy đủ và nịnh mắt, độ sâu màu cao hơn cùng với gam màu rộng hơn. Nhưng nếu xem ảnh từ một góc độ trong điều kiện ánh sáng mạnh, một phần hình ảnh sẽ không được hiển thị vì bị phản xạ khỏi bề mặt, và Bạn có thể cần phải điều chỉnh góc nhìn của mình.
Giấy bề mặt láng phù hợp với ảnh dân dụng, ảnh quảng cáo, đáp ứng với thị hiếu của số đông người dùng ưa chuộng bản in có màu sắc rực rỡ, bóng bảy.

PHOTO SEMIGLOSS PAPER
Cung cấp cho Bạn một bản in có dung lượng màu sắc đầy ắp như loại giấy Glossy với gam màu rộng và độ phân giải cao. Thưởng thức một bức ảnh nghệ thuật được in trên SemiGloss Paper, sẽ tạo cho Bạn cảm giác dễ chịu vì độ chói thấp, hoàn toàn không có hiện tượng phản chiếu ánh sáng trên bề mặt giấy này. Hình ảnh có thể được nhìn thấy rõ ràng từ mọi góc độ rộng hơn, và ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ánh sáng mạnh khi xem ảnh. Khi Bạn nhìn ảnh in qua một khung kính, Giấy SemiGloss tỏ ra phù hợp và ưu thế vượt trội so với loại giấy Glossy thông thường.
Giấy bề mặt lụa mịn SemiGloss phù hợp với in ảnh Nghệ thuật, ảnh Chân dung, ảnh trưng bày triển lãm vì tạo cảm quan cao cấp, màu sắc trung thực và sắc sảo. Trên thị trường, giá trị giấy in ảnh SemiGloss thường đắt hơn nhiều khi so với loại giấy láng Glossy cùng thương hiệu.

MATTE PAPER
Bề mặt bản in không có tính chất óng ánh, độ phản xạ cực kỳ thấp. Chúng có khả năng thể hiện gam màu kém hơn mặc dù Bạn in ấn với độ phân giải cao đến cỡ nào. Hình ảnh sẽ xuất hiện nhàn nhạt trên giấy này và không thể tỏa sáng trong bất kỳ cách thức nào. Loại giấy này chủ yếu được sử dụng cho các báo cáo, đóng tập tài liệu và các minh họa cho bài thuyết trình mà không có giá trị “kỷ niệm” về mặt hình ảnh.

TRADITIONAL PHOTO PAPER
Epson có một loại giấy in ảnh Truyền thống. Đây là một loại giấy đột phá, được thiết kế dành riêng cho việc sử dụng mực UltraChrome K3 của Epson, được phát triển với sự cộng tác của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hàng đầu trong ngành nhiếp ảnh để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của họ. Giới Mỹ thuật đã nhận xét rằng loại giấy Tranditional khiến họ nhớ đến những tờ giấy halogenua bạc (Silver Halide) được tôn kính cũng như cung cấp khả năng kiểm soát sự sáng tạo tốt hơn do yếu tố D-Max đặc biệt và sự chuyển đổi tông màu trong ảnh đen trắng.

Bạn cũng có thể in màu sắc đặc biệt trên cùng một loại giấy – điều mà không thể làm được với các loại giấy truyền thống, cũng như cho kết quả lâu dài gần như các giấy ảnh làm trong phòng tối từ các thế hệ trước. Giấy cung cấp bề mặt phong phú, tông màu liên tục và độ bóng mềm, lý tưởng trong việc tạo ra các bản in có màu sắc tuyệt đẹp hoặc ảnh đen trắng trung tính, giữ lại giao diện của giấy sợi truyền thống. Kết quả bản in cũng cho bạn độ phân giải và độ bão hòa màu cao nhất có thể.
Đăng lại bài viết cũ từ 09/10/ 2015
Cập nhật ngày 28/06/2021